1. Tiến trình Bologna là gì?
Tiến trình Bologna sẽ đem đến sự gắn kết cho hệ thống giáo dục bậc cao tại Châu Âu. Sự ra đời của tiến trình này nhằm khuyến khích trao đổi sinh viên và người lao động toàn cầu, khiến cho hệ thống giáo dục bậc cao tại Châu Âu trở nên dễ tiếp cận hơn, tăng tính cạnh tranh và sự hấp dẫn trên toàn thế giới.
Hình thành vào giai đoạn 1998 -1999, tiến trình Bologna đặt ra mục tiêu chung cho tất cả các quốc gia tham dự, bao gồm chương trình đào tạo (bậc Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ), và bộ công cụ chung như Hệ thống tích luỹ và chuyển đổi tín chỉ (ECTS) và Hướng dẫn đánh giá chất lượng trong Khối đào tạo bậc cao tại Châu Âu (ESG). Các quốc gia tham dự đều thống nhất thực hiện những điều khoản sau:
– Triển khai hệ thống giáo dục bậc cao 3 cấp độ (gồm bậc Cử nhân, bậc Thạc sĩ và bậc Tiến sĩ). – Đảm bảo chất lượng đào tạo và phương pháp học từ xa tại tất cả các trường Đại học. – Áp dụng hệ thống quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
2. Tại sao tiến trình Bologna lại quan trọng?
Chính phủ các nước Châu Âu đã tổ chức buổi thảo luận về chính sách cải cách hệ thống giáo dục bậc cao nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng trong Khối đào tạo bậc cao tại Châu Âu. Tiến trình Bologna đã ra đời và được nhìn nhận là chìa khoá mở ra kỷ nguyên mới cho đào tạo lưu động, hợp tác giáo dục xuyên quốc gia và công nhận văn bằng quốc tế. Hơn thế nữa, các phiên đối thoại với các quốc gia láng giềng về cải cách giáo dục cũng như các câu hỏi về quy tắc chuyên môn, bao gồm sự tự chủ của các trường Đại học và sự tham gia của sinh viên vào các hoạt động xã hội cũng sẽ được khuyến khích bởi tiến trình này. Bologna đóng một vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao mềm dẻo với các tiểu quốc gia phía tây bán đảo Balkans (trừ Kosovo), các quốc gia Đông Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, cũng như một vài quốc gia khác.
3. Châu Âu sẽ làm gì để hỗ trợ cải cách giáo dục ?
Kể từ sau sự ra đời của chương trình Erasmus vào 30 năm trước, sự hợp tác giữa các tổ chức giáo dục bậc cao tại Châu Âu được thúc đẩy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhận thức được những trở ngại trong trao đổi sinh viên quốc tế cũng như khó khăn trong việc chuyển đổi và công nhận tín chỉ giữa những tổ chức giáo dục đơn lẻ tại từng quốc gia, Tiến trình Bologna đã được các cấp chính phủ thông qua để đối mặt với làn sóng dịch chuyển không ngừng của sinh viên và người lao động Châu Âu.
Các Bộ trưởng Giáo dục đã ban hành Paris Communiqué nhằm tổng hợp các hoạt động nổi bật trong lĩnh vực ở những năm kế tiếp. The Communiqué đề xuất ra những tầm nhìn chung của các bộ trưởng đến từ 48 quốc gia Châu Âu nhằm đưa Khối đào tạo bậc cao tại Châu Âu lên một nấc thang tham vọng hơn.
Yêu cầu:
– Phương pháp dạy và học sáng tạo và cải tiến hơn.
– Sự hợp tác giữa các đơn vị đào tạo và nghiên cứu xuyên quốc gia.
– Sự đảm bảo cho một tương lai vững bền qua giáo dục đào tạo bậc cao.
Những tham vọng trên góp phần vào định hình Khối đào tạo giáo dục bậc cao Châu Âu trước năm 2025, thúc đẩy sự lưu chuyển và công nhận văn bằng quốc tế đối với toàn thể cư dân Châu Âu. Hội thảo Bộ trưởng tiếp theo trong tiến trình Bologna sẽ diễn ra vào tháng 6 năm 2020, tại Rome.
4. Tầm nhìn 2024 đến 2030
Vào ngày 19 tháng 11 năm 2020, Hội nghị Bộ trưởng EHEA diễn ra, thành lập nên Rome Communiqué. Hội thảo đề ra tầm nhìn 2030 của tiến trình Bologna và lịch trình làm việc cho giai đoạn 2021- 2024.
Trong văn bản năm 2020 tại buổi Hội nghị Bộ trưởng, EUA đã yêu cầu tiến trình Bologna chuẩn bị giải quyết những vấn đề hoà nhập xã hội và công bằng đồng thời hoan nghênh bước tiến mạnh mẽ của tiến trình Bologna trong công cuộc cải cách phương pháp dạy và học.